Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.
Trong quá trình hoạt động vốn điều lệ của công ty có thể tăng lên hoặc giảm xuống, dưới đây công ty Tư vấn Blue xin tư vấn thủ tục thay đổi vốn điều lệ công ty như sau:
Đầu tiên: Doanh nghiệp cung cấp mã số doanh nghiệp hoặc mã số thuế, thông tin về cổ đông, thành viên công ty cho công ty Tư vấn Blue và dự kiến mức vốn thay đổi.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ
Sau khi nhận được đầy đủ thông tin cần thiết từ quý khách, Tư vấn Blue sẽ soạn hồ sơ và chuyển lại khách hàng ký đóng dấu.
Hồ sơ tăng vốn điều lệ bao gồm:
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
- Biên bản họp về việc thay đổi vốn điều lệ (đối với công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên);
- Quyết định thay đổi vốn điều lệ;
- Thông báo lập sổ thành viên (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên) hoặc thông báo lập sổ cổ đông (đối với công ty cổ phần)
- Danh sách thành viên sau thay đổi hoặc Danh sách cổ đông sau thay đổi
- Giấy giới thiệu, giấy uỷ quyền cho người nộp hồ sơ.
- Giấy đề nghị công bố thay đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp
- Giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ
- Chứng minh thư hoặc hộ chiếu công chứng của người nộp hồ sơ.
- Công bố thông tin thay đổi đăng ký doanh nghiệp
Sau khi Công ty có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới, công ty Tư vấn Blue sẽ làm thủ tục công bố thông tin cho doanh nghiệp.
Bước 3: Công bố thông tin.
Theo quy định tại Điều 26, Nghị định 50/2016/NĐ-CP có hiệu lực ngày 15/07/2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư. Nếu doanh nghiệp không công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp đúng hạn sẽ bị phạt từ 1.000.000 đồng – 2.000.000 đồng và phải khắc phục hậu quả là: buộc phải công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Lưu ý: Tuy rằng mức vốn điều lệ ảnh hưởng tới khả năng ký kết thành công hợp đồng, nhưng Doanh nghiệp chỉ nên tăng tới mức vốn phù hợp với hoạt động kinh doanh, không nên tăng quá cao bởi thủ tục giảm vốn điều lệ rất phức tạp và tăng quá cao so với nhu cầu của doanh nghiệp sẽ gây lãng phí nguồn vốn.
Các thủ tục doanh nghiệp cần làm sau khi tăng vốn điều lệ:
- Nộp tờ khai thuế môn bài và nộp thuế bổ sung nếu việc tăng vốn làm thay đổi mức thuế môn bài.
- Bậc Thuế môn bài cho doanh nghiệp trong năm 2017 là 2.000.000 đồng đối với doanh nghiệp có vốn dưới 10 tỷ đồng, và 3 triệu đồng đối với doanh nghiệp có vốn từ 10 tỷ trở lên.
Mọi vấn đề thắc mắc quý công ty hãy liên lạc công ty Tư vấn Blue Kiên Giang để được tư vấn miễn phí