Doanh nghiệp, tổ chức được khuyến khích sử dụng chữ ký số, chứng thư số để thực hiện các thủ tục về thuế, hải quan,…giao dịch điện tử nhằm tiết kiệm thời gian, công sức nhưng vẫn đảm bảo về giá trị pháp lý. Ngày 27/9/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số thay thế Nghị định 26/2007/NĐ-CP. Tư vấn Blue Kiên Giang xin phéo được tổng hợp và gửi đến quý vị các thông tin về dịch vụ chứng thực chữ ký số và quy định về chữ ký số như sau.
1. Dịch vụ chứng thực chữ ký số:
Nghị định 130/2018/NĐ-CP tiếp tục kế thừa các nội dung về dịch vụ chứng thực chữ ký số đựợc quy định tại Khoản 6 Điều 3 Nghị định 26/2007/NĐ-CP nhưng bổ sung thêm dịch vụ chứng thực chữ ký số bao gồm cả việc cung cấp thông tin cần thiết để giúp chứng thực chữ ký số của thuê bao đã ký số trên thông điệp dữ liệu đồng thời quy định nội dung này thành một điều khoản riêng tại Nghị định.
2. Nội dung của chứng thư số:
Bên cạnh các nội dung theo quy định tại Nghị định 26, Nghị định 130 đã bổ sung thêm nội dung của chứng thư số còn bao gồm: Thuật toán mật mã.
3. Chứng thư số của cơ quan, tổ chức
Nghị định 130 bổ sung quy định về yêu cầu đối với chứng thư số của cơ quan, tổ chức và người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức. Cụ thể, chứng thư số cấp cho chức danh nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức phải nêu rõ chức danh và tên cơ quan, tổ chức của người đó.
4. Sử dụng chữ ký số và chứng thư số của cơ quan, tổ chức và người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức
Nghị định 130 quy định chữ ký số của cơ quan, tổ chức và người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức chỉ được sử dụng để thực hiện các giao dịch theo đúng thẩm quyền của cơ quan, tổ chức và chức danh được cấp chứng thư số.
5. Giá trị pháp lý của chữ ký số
Nghị định 130 kế thừa các quy định tại Nghị định 26, tuy nhiên bổ sung thêm yêu cầu về đảm bảo an toàn đối với chữ ký số này, cụ thể, trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bằng chữ ký số và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn theo quy định tại Điều 9 Nghị định 130.
6. Điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số
Nghị định 130 đã bỏ quy định chữ ký số được tạo ra bằng việc sử dụng khoá bí mật tương ứng với khoá công khai ghi trên chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số nước ngoài được công nhận tại Việt Nam cấp, bổ sung chữ ký số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ. Đồng thời, Nghị định 130 cũng đã bỏ quy định “Khóa bí mật và nội dung thông điệp dữ liệu chỉ gắn duy nhất với người ký khi người đó ký số thông điệp dữ liệu” được quy định trước đó tại Nghị định 26
7. Quy định về định dạng chứng thư số
Nghị định 130 bổ sung mới quy định về định dạng chứng thư số. Theo đó, khi cấp chứng thư số, các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng và các các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng phải tuân thủ quy định về định dạng chứng thư số theo quy chế chức thực của Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia
8. Điều kiện cấp phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng
Bên cạnh duy trì các điều kiện cấp phép như quy định hiện hành, Nghị định 130 đã bổ sung thêm điều kiện cấp phép như sau:
• Điều kiện tài chính: Nghị định 130 yêu cầu DN phải nộp phí dịch vụ duy trì hệ thống kiểm tra trạng thái chứng thư số đầy đủ trong trường hợp cấp lại giấy phép;
• Điều kiện nhân sự: Yêu cầu nhân sự của DN phải có bằng ĐH trở lên, chuyên ngành an toàn thông tin/CNTT/điện tử viễn thông;
• Điều kiện về kỹ thuật: Có phương án cung cấp trực tuyến thông tin thuê bao cho Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia, phụ vụ công tác quản lý nhà nước về dịch vụ chứng thực chữ ký số.
Đồng thời, Nghị định này đã bỏ quy định “Người đại diện theo pháp luật hiểu biết pháp luật về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số” được quy định trước đó tại Nghị định 26.
9. Hồ sơ xịn cấp phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng
Nghị định 130 đã sửa đổi, bổ sung thành phần hồ sơ cấp phép được quy định trước đó tại Nghị định 26. Theo đó, hồ sơ cấp bao gồm các thành phần sau: Đơn đề nghị cấp phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng; Giấy xác nhận ký quỹ của một NHTM hoạt động tại Việt Nam; Hồ sơ nhân sự theo quy định tại Khoản 3 Điều 14 Nghị định 130; Phương án kỹ thuật nhằm đảm bảo quy định tại Khoản 4 Điều 13 Nghị định 130; quy chế chứng thực theo Mẫu quy định tại Quy chế chứng thực của Tổ chức cung cấp chứng thực chữ ký số quốc gia.
10. Tạm đình chỉ giấy phép
Nghị định 130 đã bổ sung trường hợp tạm đình chỉ giấy phép của DN, cụ thể, khi DN không nộp đầy đủ phí dịch vụ duy trì hệ thống kiểm tra trạng thái chứng thư số trong 06 tháng.
11. Tạm dừng cấp chứng thư số
Nghị định 130 bổ sung quy định về tạm dừng cấp chứng thư số, cụ thể, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số phải tạm dừng cung cấp chứng thư số mới cho thuê bao thuộc một trong các trường hợp: Giấy phép bị tạm đình chỉ; Khi phát hiện các sai sót trong hệ thống cung cấp dịch vụ của mình có thể làm ảnh hưởng đến quyền lợi của thuê bao và người nhận. Đồng thời, Nghị định 130 cũng quy định, trong thời gian bị tạm đình chỉ, nếu khắc phục được lý do tạm đình chỉ thì BTTTT sẽ cho phép tổ chức này được tiêp tục cung cấp dịch vụ.
12. Thu hồi giấy phép
Bên cạnh các trường hợp thu hồi được quy định trước đó tại Nghị định 26, Nghị định 130 bổ sung trường hợp Tổ chức cũng cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng sẽ bị thu hồi giấy phép nếu không nộp đầy đủ phí dịch vụ duy trì hệ thống kiểm tra trạng thái chứng thư số trong 12 tháng.