Văn phòng tư vấn doanh nghiệp uy tín tại Kiên Giang  - Thành lập công ty tại Rạch Giá Kiên Giang  - Thành lập công ty tại Kiên Giang  - Thành lập công ty ở Phú Quốc  - Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp tại Phú Quốc Kiên Giang

Các loại hình doanh nghiệp tại Phú Quốc

Bạn đang có dự định thành lập 1 doanh nghiệp, nhưng lại đang phân vân vì có nhiều mô hình doanh nghiệp. Bạn tìm hiểu và thấy hoang mang vì có nhiều thông tin về các loại hình doanh nghiệp hiện nay. Đến với Tư vấn Blue chúng tôi, bạn không phải lo lắng về bất cứ điều gì cả. Bài viết dưới đây của chúng tôi xin tổng hợp các loại hình doanh nghiệp hiện nay và phân tích chi tiết những ưu điểm, nhược điểm của từng loại hình doanh nghiệp. Từ đó, tùy từng điều kiện và mong muốn của quý khách, chúng tôi có thể giúp quý khách có thể lựa chọn được loại hình phù hợp và chính xác nhất với điều kiện kinh doanh thực tế của mình.

Các loại hình doanh nghiệp tại Phú Quốc

Các loại hình doanh nghiệp tại Phú Quốc

Theo quy định mới nhất của Luật Doanh nghiệp thì có các loại hình doanh nghiệp sau:

  • Công ty TNHH 1 Thành Viên
  • Công ty TNHH 2 Thành Viên trở lên
  • Công ty Cổ Phần
  • Doanh nghiệp tư nhân
  • Công ty Hợp Danh

Đây là các loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay. Với Tư vấn Blue chúng tôi luôn thấu hiểu những khó khăn của doanh nghiệp mới, nên chúng tôi có cung cấp dịch vụ thành lập công ty với nhiều ưu đãi nhằm mục đích có thể giúp quý khách hoàn thành thủ tục thành lập công ty một cách dễ dàng nhanh chóng và tiết kiệm thời gian nhất có thể.

Dưới đây là nội dung tổng hợp các loại hình doanh nghiệp hiện nay với từng loại mô hình doanh nghiệp:

Công ty TNHH 1 thành viên

Đặc điểm của công ty TNHH 1 thành viên: 

  • Công ty TNHH 1 thành viên là loại hình doanh nghiệp do 1 tổ chức hoặc 1 cá nhân làm chủ sở hữu.
  • Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi của số vốn đã góp vào công ty.
  • Công ty TNHH 1 thành viên có tư cách pháp nhân bắt đầu từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Công ty TNHH 1 thành viên sẽ không được quyền phát hành cổ phần.
  • Chủ sở hữu công ty toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty. Chủ sở hữu công ty có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác.
  • Tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh, cơ cấu tổ chức quản lý nội bộ của Công ty TNHH 1 thành viên bao gồm: Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Chủ tịch công ty và Giám đốc.

Ưu và nhược điểm của loại hình công ty TNHH 1 thành viên:

  •  Ưu điểm:Do có tư cách pháp nhân nên chủ sở hữu chỉ có trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên rất ít gây rủi ro cho người góp vốn.Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ dễ dàng ra quyết định trong các vấn đề
  •  Nhược điểm:Công ty TNHH 1 thành viên sẽ không được giảm vốn điều lệ.

Công ty TNHH 1 thành viên không được phát hành cổ phiếu.

Công ty TNHH hai thành viên trở lên:

Công ty TNHH hai thành viên trở lên có đặc điểm sau:

  • Thành viên tham gia góp vốn thành lập có thể là cá nhân và tổ chức; đồng thời các cá nhân và tổ chức tham gia góp vốn thành lập công ty phải có tư cách pháp lý, là chủ thể có quyền tham gia góp vốn/thành lập/quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp hiện nay.
  • Số lượng thành viên góp vốn không vượt quá 50 Thành viên tối thiểu là 2 người;
  • Thành viên góp vốn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp của mình;
  • Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
  • Công ty TNHH 2 Thành viên có tư cách pháp nhân bắt đầu từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Công ty TNHH 2 thành viên sẽ không được quyền phát hành cổ phần.
  • Tuy nhiên, công ty TNHH 2 thành viên sẽ không được quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn.

Ưu và nhược điểm của loại hình Công ty TNHH 2 thành viên trở lên:

1. Ưu điểm của công ty TNHH hai thành viên trở lên:

  • Do có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty TNHH chỉ có trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp của mình vào công ty nên rất ít gây rủi ro cho người góp vốn.
  • Số lượng thành viên công ty TNHH không nhiều và các thành viên thường là người thân, quen biết, tin cậy nhau, nên việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp.
  • Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên.

2. Nhược điểm của công ty TNHH hai thành viên trở lên.

  • Dễ xây dựng uy tín đối với khách hàng và đối tác bởi là công ty trách nhiệm hữu hạn
  • Công ty TNHH chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật doanh nghiệp.
  • Việc huy động vốn của công ty TNHH bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phiếu.

Công ty  Tư vấn Blue

Công ty Cổ Phần

Đặc điểm của Công ty cổ phần gồm:

  • Các chủ thể tham gia góp vốn thành lập công ty cổ phần được gọi là Cổ đông. Cổ đông có thể là cá nhân hoặc tổ chức; đặc biệt các cổ đông phải có tư cách pháp luật, có quyền tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp hiện nay.
  • Số lượng cổ đông tối thiểu là 3 thành viên và không giới hạn số lượng tối đa;
  • Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
  • Vốn điều lệ được chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần;
  • Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
  • Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân bắt đầu từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
  • Cơ cấu của Công ty cổ phần phải có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc (TGĐ), đối với công ty cổ phần có trên 11 cổ đông phải có Ban kiểm soát.

Ưu và nhược điểm của loại hình Công ty cổ phần.

1. Ưu điểm:

  • Chế độ trách nhiệm của công ty cổ phần là trách nhiệm hữu hạn, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp nên mức độ rủi ro của các cổ đông không cao.
  • Khả năng hoạt động của công ty cổ phần rất rộng, trong hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề.
  • Cơ cấu vốn của công ty cổ phần hết sức linh hoạt tạo điều kiện nhiều người cùng góp vốn vào công ty.
  • Khả năng huy động vốn của công ty cổ phần rất cao thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng, đây là đặc điểm riêng có của công ty cổ phần.
  • Việc chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần là tương đối dễ dàng, do vậy phạm vi đối tượng được tham gia công ty cổ phần là rất rộng, ngay cả các cán bộ công chức cũng có quyền mua cổ phiếu của công ty cổ phần.

2. Nhược điểm:

  • Việc quản lý và điều hành công ty cổ phần rất phức tạp do số lượng các cổ đông rất nhiều, dễ bị phân chia và xảy ra xung đột lợi ích.
  • Việc thành lập và quản lý công ty cổ phần cũng khá phức tạp hơn các loại hình công ty khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về chế độ tài chính, kế toán….

Doanh nghiệp tư nhân

  • Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do 1 cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp tư nhân sẽ không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
  • Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.
  • Doanh nghiệp tư nhân được đăng ký kinh doanh hoạt động theo đúng quy định của pháp, do một cá nhân làm chủ, có trụ sở giao dịch, tài sản, có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của công ty.
  • Chủ Doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo Pháp luật của doanh nghiệp, Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân như các loại hình doanh nghiệp khác, chủ doanh nghiệp có thể tự mình hoặc thuê người khác điều hành, quản lý mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Ưu điểm và nhược điểm của loại hình doanh nghiệp tư nhân

1. Ưu điểm:

  • Do là chủ sở hữu duy nhất của công ty nên Doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty.
  • Chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ Doanh nghiệp tư nhân tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng và giúp cho công ty ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình công ty khác.
  • Bởi vì không có sự phân biệt giữa tài sản của doanh nghiệp với tài sản của cá nhân (chủ doanh nghiệp) nên doanh nghiệp tư nhân rất dễ để vay mượn tiền từ phía ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác.
  • Nhìn chung, đây là loại hình doanh nghiệp ít chịu sự ràng buộc của pháp luật nhất.

2. Nhược điểm:

  • Do không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của chủ Doanh nghiệp tư nhân khá cao.
  • Chủ Doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của Doanh nghiệp và của chủ Doanh nghiệp chứ không giới hạn số vốn mà chủ Doanh nghiệp đã đầu tư do vậy nên rủi ro khá cao.
  • Doanh nghiệp tư nhân không được quyền phát hành chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu,…) nên khả năng huy động vốn của loại hình doanh nghiệp này không cao.

Công ty Hợp Danh

Công ty hợp danh có những đặc điểm sau:

  • Phải có ít nhất là 2 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung; ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn;
  • Thành viên hợp danh phải là cá nhân, có đầy đủ tư cách pháp lý về chủ thể tham gia thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
  • Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
  • Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
  • Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân, các thành viên có quyền quản lý công ty và tiến hành các hoạt động kinh doanh thay công ty, cùng nhau chịu trách nhiệm và nghĩa vụ của Công ty.
  • Thành viên góp vốn được chia lợi nhuận theo tỷ lệ quy định điều lệ công ty, các thành viên hợp danh có quyền lợi ngang nhau khi quyết định các vấn đề quản lý công ty.

Ưu điểm và nhược điểm của loại hình công ty hợp danh.

1. Ưu điểm:

  • Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân cho nên có sự phân biệt giữa tài sản của doanh nghiệp với tài sản của cá nhân các thành viên tham gia góp vốn. Tuy nhiên trách nhiệm của các thành viên hợp danh đối với công ty là vô hạn.
  • Công ty hợp danh là sự kết hợp được uy tín của nhiều cá nhân nên dễ dàng tạo được niềm tin với đối tác và khách hàng.
    Do không bị giới hạn về số lượng thành viên nên đây là một trong những lợi thế để có thể kêu gọi vốn bằng hình thức thêm thành viên công ty.
  • Vai trò của thành viên hợp danh trong công ty rất lớn, hầu hết các quyền tập trung vào những thành viên hợp danh, do đó mô hình tổ chức công ty cũng đơn giản.

2. Nhược điểm:

  • Thành viên hợp danh muốn chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho người khác thì cần được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh khác theo quy định của pháp luật doanh nghiệp.
  • Hạn chế của công ty hợp danh là do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn nên mức độ rủi ro của các thành viên hợp danh là rất cao…

Với bài viết trên đây, chúng tôi hy vọng bạn đã có cái nhìn khách quan hơn về các loại mô hình doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay. Nếu như bạn đang có dự định thành lập doanh nghiệp tại Phú Quốc và muốn được biết rõ hơn thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi! Tư vấn Blue có cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp giá rẻ trọn gói với nhiều ưu đãi sẽ giúp cho quý khách thực hiện thủ tục một cách dễ dàng, tiết kiệm mọi chi phí và thời gian nhất có thể!

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

zalo-icon
phone-icon