Văn phòng tư vấn doanh nghiệp uy tín tại Kiên Giang  - Thành lập công ty tại Rạch Giá Kiên Giang  - Thành lập công ty tại Kiên Giang  - Thành lập công ty ở Phú Quốc  - Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp tại Phú Quốc Kiên Giang

Các quy định về hóa đơn điện tử theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP

Hóa đơn điện tử là loại hóa đơn mới được Bộ tài chính áp dụng cho các doanh nghiệp kinh doanh hiện nay thay thế cho việc phát hành và sử dụng hóa đơn giấy. Giúp cho việc quản lý và lưu trữ thông tin được tiện lợi hơn. Mang lại hiệu quả, thành công cho công việc kinh doanh của doanh nghiệp cũng như giúp cho việc tính toán thuế được dễ dàng hơn. Nội dung bài viết hôm nay luật Blue Kiên Giang xin được chia sẻ với quý vị những thông tin về các quy định về hóa đơn điện tử theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP sau.

hoa don3

Hình minh họa

1. Hoàn thành việc sử dụng HĐĐT trước ngày 01/11/2020

Theo quy định, Nghị định 119 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/11/2018. Tuy nhiên để tạo thuận lợi cho việc chuyển đổi từ hóa đơn giấy truyền thống sang HĐĐT khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, cơ quan quản lý đưa ra thời hạn 24 tháng (từ ngày 1/11/2018 đến ngày 1/11/2020) để các DN chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất và con người để áp dụng HĐĐT. Trong thời gian từ 1/11/2018 đến ngày 31/10/2020, các Nghị định 51/2010/NĐ-CP và Nghị định 04/2014/NĐ-CP của Chính phủ vẫn còn hiệu lực thi hành.

Trường hợp DN, tổ chức kinh tế đã thông báo phát hành HĐĐT không có mã của cơ quan thuế hoặc đã đăng ký áp dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế trước ngày 1/11/2018 thì được tiếp tục sử dụng HĐĐT đang sử dụng kể từ ngày 1/11/2018. DN, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh đã thông báo phát hành hóa đơn đặt in, hóa đơn tự in, hoặc đã mua hóa đơn của cơ quan thuế để sử dụng trước ngày 1/11/2018 thì được tiếp tục sử dụng hóa đơn đặt in, hóa đơn tự in, hóa đơn đã mua đến hết ngày 31/10/2020 và vẫn phải thực hiện các thủ tục về hóa đơn theo quy định tại các Nghị định: Nghị định 51/2010/NĐ-CP và Nghị định 04/2014/NĐ-CP của Chính phủ.

Trong thời gian từ ngày 01/11/2018 đến ngày 31/10/2020, trường hợp cơ quan thuế thông báo cơ sở kinh doanh chuyển đổi để áp dụng HĐĐT có mã nếu cơ sở kinh doanh chưa đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin mà tiếp tục sử dụng hóa đơn giấy theo các hình thức đặt in, tự in thì cơ sở kinh doanh thực hiện gửi dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế cùng với việc nộp tờ khai thuế GTGT. Đối với tổ chức sự nghiệp công lập (cơ sở giáo dục, cơ sở y tế công lập) đã sử dụng phiếu thu tiền thì tiếp tục sử dụng phiếu thu tiền và chuyển đổi dần sang áp dụng HĐĐT (hoặc phiếu thu tiền điện tử) theo lộ trình của Bộ Tài chính.

2. Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử

Nghị định 119 quy định rất rõ về đối thượng, nguyên tắc lập quản lý và sử dụng HĐĐT. Theo đó đối tượng áp dụng là các tổ chức, DN, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ; tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ; tổ chức cung cấp dịch vụ HĐĐT; các cơ quan quản lý thuế các cấp và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý, sử dụng hóa đơn. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập HĐĐT có mã của cơ quan thuế hoặc HĐĐT không có mã của cơ quan thuế để giao cho người mua theo định dạng chuẩn dữ liệu mà cơ quan thuế quy định và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Nghị định 119/2018/NĐ-CP, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Trường hợp khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán có sử dụng máy tính tiền thì đăng ký sử dụng HĐĐT được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế. Việc đăng ký, quản lý, sử dụng HĐĐT trong giao dịch bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ phải tuân thủ các quy định của pháp luật về giao dịch điện tử, kế toán, thuế và quy định tại Nghị định này. Dữ liệu HĐĐT khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ là cơ sở dữ liệu để phục vụ công tác quản lý thuế và cung cấp thông tin cho các tổ chức, cá nhân có liên quan. Việc cấp mã của cơ quan thuế trên HĐĐT dựa trên thông tin của DN, tổ chức kinh doanh, hộ, cá nhân kinh doanh lập trên hóa đơn. DN, tổ chức kinh doanh, hộ, cá nhân kinh doanh chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin trên hóa đơn.

Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử được cơ quan thuế cấp mã trước khi tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua.

Hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử do tổ chức bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua không có mã của cơ quan thuế.

HĐĐT có mã của cơ quan thuế và HĐĐT không có mã của cơ quan thuế bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.

3. Nội dung và định dạng hóa đơn điện tử

Nội dung hóa đơn điện tử cơ bản giống nội dung hóa đơn giấy và bao gồm các thông tin về: a) Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, số hóa đơn; b) Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán; c) Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua (nếu người mua có mã số thuế); d) Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toá n đã có thuế giá trị gia tăng trong trường hợp là hóa đơn giá trị gia tăng; đ) Tổng số tiền thanh toán; e) Phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước và nội dung khác liên quan (nếu có).

Tuy nhiên có điểm khác là chữ ký trên hóa đơn điện tử là chữ ký số, chữ ký điện tử và trên hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế có Mã của cơ quan thuế.

Định dạng hóa đơn điện tử sẽ được thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan thuế.

4. Sử dụng HĐĐT phục vụ kiểm tra hàng hóa lưu thông

Nghị định 119 quy định, khi kiểm tra hàng hóa lưu thông trên thị trường, đối với trường hợp sử dụng HĐĐT, cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền truy cập Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để tra cứu thông tin về HĐĐT phục vụ yêu cầu quản lý, không yêu cầu cung cấp hóa đơn giấy. Các cơ quan có liên quan có trách nhiệm sử dụng các thiết bị để truy cập, tra cứu dữ liệu HĐĐT. Trường hợp bất khả kháng do sự cố, thiên tai gây ảnh hưởng đến việc truy cập mạng Internet dẫn đến không tra cứu được dữ liệu hóa đơn, nếu: người vận chuyển hàng hóa có chứng từ giấy (bản sao bằng giấy không cần ký tên, đóng dấu của người mua, người bán hàng hóa) chuyển từ HĐĐT thì xuất trình chứng từ giấy chuyển cho cơ quan nhà nước đang thực hiện kiểm tra hàng hóa. Cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền đang thực hiện kiểm tra căn cứ chứng từ giấy chuyển từ HĐĐT để lưu thông hàng hóa và tiếp tục thực hiện tra cứu dữ liệu HĐĐT (tại đầu mối đăng ký với Tổng cục Thuế) để phục vụ công tác kiểm tra theo quy định. Trường hợp người vận chuyển hàng hóa không có chứng từ giấy chuyển từ HĐĐT thì cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền đang thực hiện kiểm tra truy cập Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để kiểm tra, xác nhận HĐĐT của DN.

5. Hộ kinh doanh có doanh thu từ 3 tỷ đồng/năm phải dùng HĐĐT

Nghị định 119 cũng quy định hộ, cá nhân kinh doanh thực hiện sổ sách kế toán, sử dụng thường xuyên từ 10 lao động trở lên và có doanh thu năm trước liền kề từ 03 (ba) tỷ đồng trở lên trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, xây dựng hoặc có doanh thu năm trước liền kề từ 10 (mười) tỷ đồng trở lên trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ phải sử dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Hộ, cá nhân kinh doanh không thuộc diện bắt buộc nhưng có thực hiện sổ sách kế toán, có yêu cầu thì cũng được áp dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế theo quy định.

Hộ, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, bán lẻ thuốc tân dược, bán lẻ hàng tiêu dùng, cung cấp dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng tại một số địa bàn có điều kiện thuận lợi thì triển khai thí điểm HĐĐT có mã của cơ quan thuế được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế từ năm 2018. Như vậy ngay trong tháng 11, 12/2018 nếu các hộ, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực này đã có máy tính tiền thì có thể áp dụng thí điểm HĐĐT có mã của cơ quan thuế. Đối với hộ, cá nhân kinh doanh không đáp ứng điều kiện phải sử dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế nhưng cần có hóa đơn để giao cho khách hàng thì được cơ quan thuế cấp HĐĐT có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh và phải khai, nộp thuế trước khi cơ quan thuế cấp HĐĐT.

6. Áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế đối với doanh nghiệp rủi ro và các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác

Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác thuộc trường hợp rủi ro cao về thuế thì sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

Bộ Tài chính sẽ hướng dẫn các tiêu chí để xác định các trường hợp rủi ro cao về thuế để áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.

Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác không sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế thì sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

7. Áp dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đối với một số ngành nghề, lĩnh vực

Doanh nghiệp kinh doanh ở các lĩnh vực: điện lực; xăng dầu; bưu chính viễn thông; vận tải hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy; nước sạch; tài chính tín dụng; bảo hiểm; y tế; kinh doanh thương mại điện tử; kinh doanh siêu thị; thương mại và các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đã hoặc sẽ thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương tiện điện tử, xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, có hệ thống phần mềm kế toán, phần mềm lập hóa đơn điện tử đáp ứng lập, tra cứu hóa đơn điện tử, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định và đảm bảo việc truyền dữ liệu hóa đơn điện tử đến người mua và đến cơ quan thuế thì được sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

Khi sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế, doanh nghiệp thuộc các ngành nghề, lĩnh vực nêu trên có trách nhiệm chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đã lập đến cơ quan thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế (chuyển trực tiếp hoặc gửi qua tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử).

Trường hợp các doanh nghiệp thuộc các ngành nghề lĩnh vực nêu trên không sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế mà đăng ký áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc thuộc trường hợp rủi ro cao về thuế thì thực hiện áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

Định kỳ cơ quan thuế tiến hành rà soát doanh nghiệp, tổ chức kinh tế sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế và thông báo nếu thuộc đối tượng chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.

8. Cơ quan thuế ngừng cấp mã hóa đơn điện tử

Nghị định quy định 5 trường hợp cơ quan thuế ngừng cấp mã hóa đơn điện tử gồm:

– Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh chấm dứt hiệu lực mã số thuế;

– Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp cơ quan thuế xác minh và thông báo không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký;

– Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh thông báo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tạm ngừng kinh doanh;

– Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh có thông báo của cơ quan thuế về việc ngừng sử dụng hóa đơn điện tử để thực hiện cưỡng chế nợ thuế;

– Trường hợp khác theo quy định của Bộ Tài chính.

Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp bị ngừng cấp mã hóa đơn điện tử nêu trên được tiếp tục sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế sau khi thông báo với cơ quan thuế về việc tiếp tục kinh doanh hoặc được cơ quan thuế khôi phục mã số thuế, được bãi bỏ quyết định cưỡng chế nợ thuế.

9. Cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế không thu tiền

Nghị định quy định 5 trường hợp được cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế không thu tiền gồm:

– Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ, cá nhân kinh doanh tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn;

– Doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo theo quy định pháp luật và hộ, cá nhân kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp (trừ doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản này) trong thời gian 12 tháng kể từ khi thành lập doanh nghiệp;

– Hộ, cá nhân kinh doanh. Riêng hộ, cá nhân kinh doanh có doanh thu năm trước liền kề từ 03 (ba) tỷ đồng trở lên trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, xây dựng hoặc có doanh thu năm trước liền kề từ 10 (mười) tỷ đồng trở lên trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ trong thời gian 12 tháng kể từ tháng áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.

– Doanh nghiệp nhỏ và vừa khác theo đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và quy định của Bộ Tài chính trừ doanh nghiệp hoạt động tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao;

– Các trường hợp khác cần thiết để khuyến khích sử dụng hóa đơn điện tử do Bộ Tài chính quyết định.

Đối với các trường hợp trên, Tổng cục Thuế trực tiếp cung cấp dịch vụ hoặc ủy thác cho tổ chức cung cấp dịch vụ về hóa đơn điện tử thực hiện cung cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế miễn phí.

10. Cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử thu tiền dịch vụ

Tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử khi cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử được thu tiền dịch vụ theo thỏa thuận tại Hợp đồng ký giữa tổ chức cung cấp dịch vụ và bên nhận dịch vụ là các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh (trừ 5 trường hợp được cung cấp hóa đơn điện tử miễn phí nêu trên).

Tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử bao gồm: Tổ chức cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử; tổ chức cung cấp dịch vụ nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử và các dịch vụ khác liên quan đến hóa đơn điện tử.

11. Hủy hóa đơn giấy khi bắt đầu sử dụng hóa đơn điện tử

Theo quy định tại Nghị định 119/2018/NĐ-CP, kể từ thời điểm sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh phải thực hiện hủy những hóa đơn giấy còn tồn chưa sử dụng.
Hiện nay, thủ tục hủy hóa đơn giấy được thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 29 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/ 3/2014 của Bộ Tài chính, theo hướng dẫn này thời hạn hủy hóa đơn chậm nhất là ba mươi (30) ngày, kể từ ngày thông báo với cơ quan thuế.

12. Hóa đơn điện tử được chuyển đổi thành chứng từ giấy

Hóa đơn điện tử hợp pháp được chuyển đổi thành chứng từ giấy. Việc chuyển đổi hóa đơn điện tử thành chứng từ giấy phải bảo đảm sự khớp đúng giữa nội dung của hóa đơn điện tử và chứng từ giấy sau khi chuyển đổi.

Hóa đơn điện tử được chuyển đổi thành chứng từ giấy thì chứng từ giấy chỉ có giá trị lưu giữ để ghi sổ, theo dõi theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về giao dịch điện tử, không có hiệu lực để giao dịch, thanh toán, trừ trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế .

13. Sử dụng thông tin hóa đơn điện tử phục vụ kiểm tra hàng hóa lưu thông

Nghị định quy định, khi kiểm tra hàng hóa lưu thông trên thị trường, đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử, cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền truy cập Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để tra cứu thông tin về hóa đơn điện tử phục vụ yêu cầu quản lý, không yêu cầu cung cấp hóa đơn giấy. Các cơ quan có liên quan có trách nhiệm sử dụng các thiết bị để truy cập tra cứu dữ liệu hóa đơn điện tử.

Trường hợp bất khả kháng do sự cố, thiên tai gây ảnh hưởng đến việc truy cập mạng Internet dẫn đến không tra cứu được dữ liệu hóa đơn, nếu:

– Trường hợp người vận chuyển hàng hóa có chứng từ giấy (bản sao bằng giấy không cần ký tên, đóng dấu của người mua, người bán hàng hóa) chuyển từ hóa đơn điện tử thì xuất trình chứng từ giấy chuyển cho cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền đang thực hiện kiểm tra hàng hóa. Cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền đang thực hiện kiểm tra căn cứ chứng từ giấy chuyển từ hóa đơn điện tử để lưu thông hàng hóa và tiếp tục thực hiện tra cứu dữ liệu hóa đơn điện tử (tại đầu mối đăng ký với Tổng cục Thuế) để phục vụ công tác kiểm tra để xử lý theo quy định;

– Trường hợp người vận chuyển hàng hóa không có chứng từ giấy chuyển từ hóa đơn điện tử thì cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền đang thực hiện kiểm tra truy cập Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để kiểm tra, xác nhận hóa đơn điện tử của doanh nghiệp.

14. Cung cấp dữ liệu hóa đơn, dữ liệu giao dịch cho cơ quan thuế

Tại Nghị định quy định:

– Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế sản xuất, kinh doanh ở các lĩnh vực: điện lực; xăng dầu; bưu chính viễn thông; vận tải hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy; nước sạch; tài chính tín dụng; bảo hiểm; y tế; kinh doanh thương mại điện tử; kinh doanh siêu thị; thương mại thực hiện hóa đơn điện tử và cung cấp dữ liệu hóa đơn điện tử cho cơ quan thuế theo quy định của Bộ Tài chính.

– Các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại, tổ chức có chức năng thanh toán định kỳ cung cấp dữ liệu điện tử về giao dịch thanh toán qua tài khoản của các tổ chức, cá nhân cho cơ quan thuế theo định dạng dữ liệu chuẩn theo quy định của Bộ Tài chính.

– Tổ chức sản xuất, nhập khẩu những sản phẩm chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thuộc đối tượng sử dụng tem theo quy định của pháp luật thực hiện kết nối thông tin về in và sử dụng tem, tem điện tử giữa tổ chức sản xuất, nhập khẩu với cơ quan quản lý thuế. Thông tin về in, sử dụng tem điện tử là cơ sở để lập, quản lý và xây dựng cơ sở dữ liệu hóa đơn điện tử.

Như vậy kể từ ngày Nghị định có hiệu lực, doanh nghiệp sử dụng tem rượu, tem thuốc lá thực hiện trả tiền tem theo hướng dẫn của Bộ Tài chính theo nguyên tắc tiền thu được từ việc cấp tem đảm bảo bù đắp chi phí in và sử dụng tem.

15. Xử lý hóa đơn điện tử có sai sót

Nghị định quy định nguyên tắc xử lý hóa đơn điện tử có sai sót như sau:

– Trường hợp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế chưa gửi cho người mua có phát hiện sai sót thì người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế về việc hủy hóa đơn điện tử có mã đã lập có sai sót và lập hóa đơn hóa đơn điện tử mới, ký số, ký điện tử gửi cơ quan thuế để cấp mã hóa đơn mới thay thế hóa đơn đã lập để gửi cho người mua.

– Trường hợp hóa đơn điện tử đã gửi cho người mua mới phát hiện sai sót (hóa đơn điện tử có mã hoặc không mã) thì người bán và người mua phải lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót; người bán phải thông báo với quan thuế để hủy hóa đơn đã lập và lập hóa đơn mới thay thế.

– Trường hợp cơ quan thuế phát hiện sai sót (sau khi cấp mã hóa đơn điện tử có mã hoặc sau khi tiếp nhận dữ liệu hóa đơn điện tử không có mã) thì cơ quan thuế thông báo cho người bán để người bán kiểm tra sai sót. Trong thời gian 2 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan thuế, người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế về việc hủy hóa đơn điện tử đã lập có sai sót và lập hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn đã lập.

Bộ Tài chính sẽ có hướng dẫn cụ thể về việc xử lý hóa đơn điện tử có sai sót theo nguyên tắc nêu trên.

16. Thủ tục hành chính khi sử dụng hóa đơn điện tử

Theo quy định tại Nghị định thì khi sử dụng hóa đơn điện tử, cơ sở kinh doanh chỉ làm thủ tục Đăng ký sử dụng tại Cổng thông tin điện tử Tổng cục Thuế. Trong quá trình sử dụng hóa đơn điện tử, nếu hóa đơn đã gửi cơ quan thuế/đã gửi người mua có sai sót thì người bán thông báo với quan thuế để hủy hóa đơn đã lập và lập hóa đơn mới thay thế. Trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh thì cơ sở kinh doanh gửi Đề nghị cấp hóa đơn đến cơ quan thuế.

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

zalo-icon
phone-icon