Văn phòng tư vấn doanh nghiệp uy tín tại Kiên Giang  - Thành lập công ty tại Rạch Giá Kiên Giang  - Thành lập công ty tại Kiên Giang  - Thành lập công ty ở Phú Quốc  - Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp tại Phú Quốc Kiên Giang

Chữ ký số điện tử và những điều cần biết

Công nghệ thông tin đang thâm nhập ngày càng sâu, rộng và mạnh mẽ vào đời sống xã hội và làm thay đổi diện mạo thế giới. Sự xuất hiện của căn bản điện tử đã kéo theo sự xuất hiện của một loại hình giao dịch mới: giao dịch điện tử và công cụ để xác định địa vị pháp lý của tài liệu điện tử, để có thể sử dụng tài liệu điện tử – chính là chữ ký điện tử. Hãy cùng Tư vấn Blue Kiên Giang chúng tôi tìm hiểu về chữ ký số điện tử và những điều cần biết xung quanh về chữ ký điện tử ở nội dung bài viết dưới đây.

chu ky17

Hình minh họa

Chữ ký điện tử là chương trình phần mềm gồm đoạn dữ liệu ngắn đính kèm văn bản gốc để chứng thực tác giả của văn bản và giúp người nhận kiểm tra tính toàn vẹn của nội dung văn bản gốc. Theo Điều 21 – Luật Giao dịch điện tử: “Chữ ký điện tử được tạo lập dưới dạng từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử, gắn liền hoặc kết hợp một cách lô gíc với thông điệp dữ liệu, có khả năng xác nhận người ký thông điệp dữ liệu, có khả năng xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký”. Về bản chất, chữ ký điện tử là chương trình phần mềm điện tử “được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng theo đó người đó có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác:

a) Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa;

b) Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên”.

Sự xuất hiện của chữ ký điện tử và chức năng tiền định của nó, đặc biệt là vai trò của nó như là một công cụ trong việc xác định tính nguyên gốc, xác định tác giả, bảo đảm tính toàn vẹn của tài liệu điện tử, đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc xác định địa vị pháp lý của tài liệu điện tử trong giao dịch điện tử. Việc sử dụng chữ ký điện tử trong phần lớn trường hợp là cơ sở khẳng định giá trị pháp lý của những văn bản điện tử tương đương với tài liệu giấy. Hiện nay, chữ ký điện tử là phương tiện duy nhất để xác nhận giá trị pháp lý của tài liệu điện tử.

Như vậy, với sự xuất hiện của chữ ký điện tử, vấn đề giá trị pháp lý của tài liệu điện tử, có thể coi như đã được giải quyết. Việc sử dụng chữ ký điện tử trong giao dịch điện tử cũng có những ưu điểm và bất cập nhất định. Trong phạm vi tham luận này, chúng tôi xin đề cập đến những ưu điểm và hạn chế khi sử dụng chữ ký số trong giao dịch điện tử:

 Những ưu điểm khi sử dụng chữ ký điện tử;

– Trước hết, sử dụng chữ ký điện tử là điều kiện bảo đảm tính pháp lý của các giao dịch điện tử, cho phép các giao dịch có thể thực hiện trong môi trường điện tử. Khác với văn bản giấy với chữ ký bằng tay, những văn bản điện tử có thể chuyển theo đường truyền internet trong một thời gian rất ngắn. Như vậy, việc sử dụng chữ ký điện tử và thực hiện những giao dịch điện tử cho phép tiết kiệm thời gian, sức lực và tăng hiệu quả lao động.

– Ngăn chặn khả năng giả mạo chữ ký (theo nghĩa tạo ra một chữ ký điện tử y hệt như chữ ký đang được sử dụng và có thể kiểm tra bằng cách thông thường bởi mã khóa công khai). Theo nghiên cứu của các chuyên gia, khả năng giả mạo chữ ký là 1/10, trong khi đối với chữ ký tay, khả năng này có thể tăng đến 60-70%12.

– Ngăn chặn khả năng làm giả tài liệu. Sauk hi tài liệu điện tử đã được ký bằng chữ ký điện tử thì không thể thay đổi. Bất cứ sự thay đổi nào, dù nhỏ nhất, cũng có thể bị phát hiện do chữ ký điện tử được tạo ra bởi cặp khóa bí mật và khóa công khai. Khi nội dung tài liệu thay đổi, khóa công khai sẽ không còn tương thích với khóa bí mật, hay nói cách khác, người nhận sẽ không thể dùng khóa công khai để giải mã bí mật. Như vậy, khi tài liệu đã được ký bằng chữ ký điện tử, người ta sẽ không thể thay đổi một phần (giả mạo từng phần) hay toàn bộ (giả mạo toàn bộ) tài liệu mà vẫn dưới chữ ký đó.

– Cho phép xác định tác giả văn bản và tính nguyên gốc của văn bản. Về lý thuyết, khi văn bản điện tử đã được ký bởi chữ ký điện tử thì không thể thay đổi. Nếu thay đổi dù chỉ một ký tự trong văn bản, việc kiểm tra chữ ký sẽ không mang lại kết quả trùng khớp, và văn bản đó, đương nhiên, sẽ không có hiệu lực. Như vậy. chữ ký số có thể là công cụ xác định tác giả tài liệu điện tử cững như sự vẹn toàn của chúng và một văn bản điện tử được ký bởi chữ ký số có thể là căn cứ pháp lý để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người tham gia giao dịch điện tử.

 Những hạn chế khi sử dụng chữ ký điện tử trong giao dịch điện tử:

– Sự lệ thuộc vào máy móc và chương trình phần mềm: Như đã nói ở trên, chữ ký điện tử là một chương trình phần mềm máy tính. Để kiểm tra tính xác thực cảu chữ ký cần có hệ thống máy tính và phần mềm tương thích. Đây là hạn chế chung khi sử dụng văn bản điện tử và chữ ký điện tử.

– Tính bảo mật không cao: Nếu chữ ký bằng tay được thực hiện trên giấy, được ký trực tiếp và luôn đi kèm với vật mang tin, chữ ký tay không thể chuyển giao cho người khác, thì chữ ký số không như vậy. Chữ ký số là một bộ mật mã được cấp cho người sử dụng, đây là phần mềm máy tính không phụ thuộc vào vật mang tin. Chính vì vậy, trở ngại lớn nhất khi sử dụng chữ ký số là khả năng tách biệt khỏi chủ nhân của chữ ký. Nói cách khác, chủ nhân của chữ ký số không phải là người duy nhất có được mật mã của chữ ký. Tồn tại một số nhóm đối tượng có thể có được mật mã, đó là: bộ phận cung cấp phần mềm; bộ phận cài đặt phần mềm, những người có thể sử dụng máy tính có cài đặt phần mềm. Ngoài ra, mật mã có thể bị đánh cắp. Cũng có thể, chủ nhân chữ ký số chuyển giao cho người khác mật mã của mình. Như vậy, tính bảo mật của chữ ký điện tử không cao.

– Vấn đề bản gốc, bản chính: Nếu đối với tài liệu giấy, chữ ký được ký một lần và chỉ có một bản duy nhất (được coi là bản gốc). Bản gốc được ký bằng chữ ký sẽ không thể cùng lúc ở hai chỗ khác nhau. Có thể tin tưởng rằng, nếu bản gốc duy nhất mất đi thì sẽ không thể có bản thứ hai giống hệt như vậy. Nhưng với văn bản điện tử đã được ký bằng chữ ký số, người ra có thể copy lại và bản copy từ bản chính và bản copy từ bản copy không có gì khác biệt so với bản chính duy nhất được ký. Đây là một thách thức đối với công tác văn bản và cả nền hành chính. Khái niệm bản gốc, bản chính trong văn bản hành chính sẽ phải xem xét lại đối với văn bản điện tử.

– Sự có thời hạn của chữ ký điện tử. Chữ ký điện tử là chương trình phần mềm được cấp có thời hạn cho người sử dụng. Về lý thuyết, văn bản sẽ có hiệu lực pháp lý khi được ký trong thời hạn sử dụng của chữ ký. Tuy nhiên, thực tế hiệu lực pháp lý của văn bản hoàn toàn có thể bị nghi ngờ khi chữ ký số hết thời hạn sử dụng. Đây cũng là một hạn chế và thách thức rất lớn đối với việc sử dụng chữ ký điện tử.

Như vậy, sự ra đơi của chữ ký điện tử là cơ sở khẳng định giá trị pháp lý của văn bản điện tử và cho phép thực hiện nhũng giao dịch điện tử. Tuy nhiên, để chữ ký điện tử trở nên phổ biến, thông dụng tạo tiền đề cho việc văn bản điện tử phát huy những tính năng vượt trội của mình và có thể thay thế tài liệu giấy, cần nghiên cứu và khắc phục những hạn chế của chữ ký điện tử, đồng thời cần có thêm những công cụ khác để khẳng định giá trị pháp lý của tài liệu điện tử.

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

zalo-icon
phone-icon