Văn phòng tư vấn doanh nghiệp uy tín tại Kiên Giang  - Thành lập công ty tại Rạch Giá Kiên Giang  - Thành lập công ty tại Kiên Giang  - Thành lập công ty ở Phú Quốc  - Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp tại Phú Quốc Kiên Giang

Những quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần

Tư vấn Blue xin tư vấn những quy định hạn chế  chuyển nhượng cổ phần theo Luật Doanh nghiệp 2014 như sau:

Hình minh họa

Hình minh họa

Với cổ phần ưu đãi biểu quyết

Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết là cổ phiếu có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phiếu phổ thông. Số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết này thì phụ thuộc vào điều lệ của công ty quy định. Điểm đặc biệt là chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phiếu ưu đãi biểu quyết.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 116 Luật doanh nghiệp 2014:
“Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác”.

Cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông, số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điều lệ công ty quy định.

Các cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết có quyền biểu quyết về các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông với số phiếu biểu quyết theo quy định trong Điều lệ công ty, do đó, pháp luật quy định cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác nhằm nâng cao trách nhiệm đối với công ty của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết và không làm xáo trộn vị trí quản lý của công ty .

Như vậy, trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sau 03 năm khi cổ phần có thể chuyển nhượng thành cổ phần phổ thông thì mới có thể chuyển nhượng.

Với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập

Tại khoản Điều 119 Luật doanh nghiệp 2014 quy định:

Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó”.

Theo đó, trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho nhau. Tuy nhiên, trường hợp cổ đông sáng lập muốn chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho các thành viên khác không phải là cổ đông sáng lập hoặc cho người không phải là thành viên của công ty thì phải được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Đồng thời, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần cũng không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó.

Điều lệ của công ty quy định.
Điều lệ của công ty quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng.

Từ những tư vấn luật trên đây của chúng tôi, hi vọng đã cung cấp cho quý khách hàng một số điều cần lưu ý khi chuyển nhượng cổ phần. Mọi vấn đề thắc mắc quý công ty hãy liên hệ Tư vấn Blue để được tư vấn miễn phí.

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

zalo-icon
phone-icon